Câu truyện về những mảnh đời, những tấm lòng nhân ái và những câu truyện ý nghĩa khác nữa về cuộc sống luôn là những điều được mọi người quan tâm và trong những câu truyện đó không thể không nhắc đến các cô giáo mầm non công tác tại các trường vùng cao, khó khăn đó là những nỗi hy sinh thầm lặng.
Các trường mầm non vùng cao thường đối mặt với nhiều khó khăn cả về con người lẫn vật chất nhưng các cô giáo mầm non vẫn luôn bám trụ với nghề một phần là vì các em thơ những một phần cũng là vì cuộc sống mưu sinh của những người giáo viên mang tên mầm non, dù là đường đi có vất vả, có hiểm trở những các cô vẫn luôn cố gắng hết sức để hoàn thiện những nhiệm vụ được giao của mình
( Những con đường lên bản dạy chữ của cô giáo mầm non nơi vùng cao biên giới )
Phải đến tận nơi thì mới có thể hình dung ra sự thiếu thốn, khó khăn ở nhũng nơi này và thấu hiểu được sự hy sinh tuổi trẻ, đời sống tinh thần, vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, thậm chí nhường cơm sẻ áo, đồng hành cùng học sinh. Giữa bộn bề chỉ có cây và núi các cô vân luôn mỉm cười với cuộc sống, với công việc mình đang có vì đó cũng chính là sự đam mê, vẫn lạc quan vì mục đích cao cả là mang kiến thức đến những học trò của mình.
Cũng từ những cảm xúc những hoàn cảnh sống mà các cô giáo mầm non đã tự tay mình viết nên những câu thơ thật ý nghĩa
Rời xa phố thị xôn xao
Em làm cô giáo vùng cao núi đồi
Mầm non nẩy lộc đâm chồi
Bàn tay chăm sóc vào đời bé thơ
Các cô giáo tuy vất vả để đến dạy các em nhỏ là vậy những so sao bằng những cuộc sống hằng ngày mà các em học sinh phải trải qua từng ngày nơi vùng cao biên giới này, vào những ngày nghỉ các em tuy nhỏ tuổi, chỉ là đến tuổi ăn học vẫn cần đến sự chăm sóc từ đôi bàn tay của bố mẹ những vì cuộc sống quá khó khăn nên các em vẫn phải địu em giúp bố mẹ, vẫn phải hằng ngày gùi những bắp ngô trên lưng, các em nhỏ cũng ước mơ được mặc quần áo đẹp, được vui chơi thỏa thích bên các bạn những cuộc sống đâu dễ dàng như vậy.
Khi ai đó lần đầu tiên nhìn thấy những hình ảnh như vậy liệu có ai không thương các em nhỏ? chình vì từ những hình ảnh đó, những mảnh đời mang tên măng non đó mà các cô đã cố gắng mang những điều tốt đẹp đến nơi vùng cao biên giới, mang đến cho các em những tiếng hát, những câu truyện, những bài thơ, những trò chơi rộn rã tiếng cười để cho cuộc sống các em nơi đây thêm vui hơn.
Nhưng khó khăn lớn nhất là về ngôn ngữ. Cô giáo dạy tiếng phổ thông, còn các con lại nói tiếng Mông, Khơ mú nên cô trò bất đồng ngôn ngữ. Không chỉ các em học sinh không biết tiếng phổ thông mà cả cha mẹ các em cũng không biết tiếng phổ thông thì làm các em học sinh làm sao biết, không chỉ khó khăn về cơ sở vật chất mà khó khăn về ngôn ngữ. Không chỉ dừng lại ở đó nhiều bậc phụ huynh vẫn còn tri thức kém nên dẫn đến không cho con mình đi học, từ những điều đó các cô chính là người dạy tiếng phổ thông cho các cháu, cũng là người vận động, tuyên truyền phụ huynh đưa con em mình đến trường.
Đâu đó vẫn còn có những cô giáo vùng cao mải mê đến lớp để tuổi thanh xuân qua trong vội vàng và tiếc nhớ. Những chấp nhận hi sinh và thiệt thòi để “gùi chữ lên non” và từ những điểm trường “vách liếp, mái gianh ấy”, đã có bao cuộc đời được đổi thay. Hạnh phúc của các cô, chính là những thành quả như thế. Cô giáo vùng cao rất dung dị, mộc mạc nhưng không vì thế mà thiếu đi sự ấm áp, chân thành, Có những đêm mưa gió lạnh, giữa điểm trường hoang vắng, thân nữ nhi như các cô phải nằm nép trong góc nhà vì sợ liệu đó có phải những hy sinh thầm lặng.
Sẽ chẳng thể so sánh được giữa giáo viên vùng cao và giáo viên nơi thành thị về đức hi sinh cho sự nghiệp trồng người. Thế nhưng, nhìn những ngày phố xá đang tràn ngập hoa và những lời chúc mừng tri ân của phụ huynh và học sinh với giáo viên nơi thành phố khiến không ít người chạnh lòng. Còn những ngày này, ở nơi nào đó trên những điểm trường vùng cao, việc sĩ số đủ, học sinh vang tiếng ê a ngọng nghịu giữa trập trùng núi non có lẽ là hạnh phúc lớn nhất với những cô giáo vùng cao. Hạnh phúc nhỏ chỉ cần có thế. Nghề giáo chưa bao giờ hết cao quý, và vẫn mãi là nghề cao quý nhất của những nghề cao quý.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn